Hiện nay, có hơn chục ngân hàng giảm lãi vay nhưng chưa thể gọi là xu hướng khi các doanh nghiệp đang cần nguồn vốn rẻ hơn để bổ sung giỏ hàngcho Tết nguyên đán với giá cả canh tranh hơn.
Có hơn 30 ngân hàng đã giảm lãi vay
Gần đây, hàng loạt các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay 1%/năm, 2%/năm và đến 20% lãi suất cho vay bất chấp cuộc cạnh tranh lãi suất tiết kiệm đang âm thầm diễn ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nhiều ‘ông lớn” trên thị trường bất động sản.
Tiên phong trong cuộc giảm lãi vay chính là các ngân hàng nhà nước gồm:
- Vietcombank giảm 1%/năm lãi suất từ ngày 1.11 đến hết ngày 31.12.2022.
- Agribank cam kết giảm lãi suất cho vay 20% đối với dư nợ bằng tiền đồng phát sinh trong 12 tháng.
- Vietinbank dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỷ đồng cam kết giảm lãi suất 20% so với lãi suất cho vay áp dụng với dư nợ bằng tiền đồng đối với nhu cầu tiêu thụ, thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến Tết Nguyên đán.

Sự khởi động của các nhà băng lớn nhất trên thị trường dẫn dắt nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đi theo.
- Ngân hàng ACB giảm lãi suất cho vay 1%/năm đối với khách hàng từ ngày 6.12.2022 – 31.1.2023 (áp dụng cho khách hàng đang có khoảng vay đến kỳ tái định lãi suất và khoản vay giải ngân mới.
- HDBank giảm lãi suất lên đến 3,5%/năm cho hơn 43.000 khách hàng vay ở nhiều lĩnh vực kinh doanh trong 2 tháng cuối năm.
- VIB áp dụng giảm lãi 1,5% đến 30.6.2023 cho khách hàng cá nhân và cả doanh nghiệp cho vay kinh doanh.
- MB Bank triển khai gói giảm lãi từ 0,5 – 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu.
- LienVietPostBank công bố giảm lãi suất vay 1%/năm cho khách hàng DN trong 2 tháng cuối năm với quy mô lên 3.000 tỉ đồng.
- SHB đã triển khai giảm lãi suất cho vay từ 1,5 – 2%/năm…
- (Tiếp tục cập nhật)
Hầu hết các ngân hàng sẽ ưu tiên giảm lãi suất cho nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng những dự án xanh,…Các doanh nghiệp đang cần vốn gấp để sản xuất mặt hàng thiết yếu, nhu cầu phẩm phục vụ cuối năm cho người dân cũng được ưu tiên giảm lãi suất.

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, tính đến chiều 14.12 đã có hơn 30 ngân hàng đăng ký giảm lãi suất cho vay từ 0,3% – 2%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh cũng như giải quyết công việc làm ăn vào dịp cuối năm. Riêng việc tăng hạn mức tín dụng, các ngân hàng không được tùy ý tăng lãi suất huy động, dành nguồn tiền hỗ trợ doanh nghiệp.
Liệu lãi suất cho vay sẽ giảm?
Mặc dù các ngân hàng giảm lãi suất cho vay nhưng nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn tiếp cận mức lãi cao.
Anh Q.H – Chủ cơ sở chế biến thực phẩm ở Tân Phú – TPHCM cho biết doanh nghiệp của anh vay 1,6 tỷ đồng với lãi suất 9%/năm, khi tới gần ngày đáo hạn, phía ngân hàng thông báo lãi suất lên đến 14%/năm đối với khoản vay tương tự. Mức lãi suất này khiến doanh nghiệp anh rất khó kiếm lời nên cần xem xét có vay hay không. Nguyên liệu cao, giá vốn cao nhưng giá bán bán lại không thể tăng tương ứng vì giai đoạn khó khăn, tăng là tự hại mình.
Còn ông T.T.P, đại diện Công ty thực phẩm C.O cũng đang chán nản với tình hình kinh doanh như hiện nay: “Đáng lẽ Tết là dịp toàn bộ nhân viên, lãnh đạo rất bận rộn nhưng năm nay lại lâm vào cảnh thiếu việc làm do các hợp đồng hồi thàng 7,8 năm nay tính lãi suất tăng vọt từ 9 lên đến 12,7%/năm. Nhưng doanh thu lại chỉ bằng 1/3 mọi năm, từ 70 tỷ đồng giảm còn 20 tỷ đồng”.

Bên cạnh lãi vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngân hàng cũng tăng lãi suất cho vay mua nhà lên khá cao. Lãi suất vay ưu đãu cũng không dưới 10%/năm, đơn cử mới đây Shinhan Bank đã tăng lãi suất cho vay mua nhà thêm 2,7%/năm với lãi suất cho vay trong 12 tháng đầu tiên ở mức 10,9%/năm; 24 tháng đầu tư 11,5%/năm. Còn Vietconbank cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi 18 tháng đầu tiên ở mức 11,1%/năm. Sau thời gian ưu đãi sẽ tính lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng chung với biên độ.
Nhiều ngân hàng đã áp dụng công thức tính lãi suất vay này nên khi mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng lên thì việc giảm lãi suất rất khó. Đem lại sự lo lắng cho nhiều khách hàng vay với lãi suất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giảm thì ngân hàng lại tiếp tục tăng lãi suất đối với khu vực nhà ở, tiêu dùng lên để bù đắp chi phí huy động. Hiện nay, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng lên đến 9 – 10%/năm, một số nơi lên đến 12%/năm.
Vậy liệu lãi suất cho vay trong năm 2023 có tiếp tục giảm nữa hay không? Theo ông Nguyễn Quốc Hùng,việc giảm lãi suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm trong nước và nước ngoài, nhưng tinh thần là sẽ giảm để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như phát triển. Trong kỳ họp với các ngân hàng ngày 15.12, hiệp hội đã kêu gọi các ngân hàng thống nhất huy động lãi suất không quá 9,5%/năm, ngân hàng nào vượt quá sẽ xử lý nghiêm khắc.
>>> Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo hợp lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS