fbpx

TP HCM triển khai 2 dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm hơn 12.000 tỷ đồng tại khu Đông

HĐND TP. HCM đồng ý cho xây mở rộng nút giao An Phú và làm hạ tầng, cải thiện tình trạng giao thông kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên để kết nối vùng. Công trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (thuộc UBND TP HCM) làm chủ đầu tư và thực hiện giai đoạn từ năm 2022-2025.

Mở rộng nút giao An Phú, TP. Thủ Đức

Dự án mở rộng nút giao An Phú, TP. Thủ Đức có tổng mức đầu tư lên đến 3.926 tỷ đồng, trong đó chi phí dành riêng cho khoảng xây dựng khoảng 2.600 tỷ đồng. Công trình nút giao An Phú được thiết kế gồm 3 tầng, cụ thể: hầm chui hai chiều cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (khu vực hầm Thủ Thiêm) và được kéo dài đến nút giao Mai Chí Thọ – Đồng Văn Cống. Phần trên cao hầm chui và khi công trình hoàn thành sẽ giảm tải lượng lưu thông di chuyển các xe qua khu vực này. Hai dự án nút giao An Phú và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên được xem là hai dự án hạ tầng trọng điểm tại TP. HCM nhằm liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế – xã hội tại địa phương này phát triển.

Phối cảnh nút giao 3 tầng An Phú ở TP Thủ Đức
Phối cảnh nút giao 3 tầng An Phú ở TP Thủ Đức với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng. 

Hiện nay, các phương tiện lưu thông trên khu vực này khá đông, khiến tình trạng giao thông ùn tắt kéo dài. Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng của sân bay Long Thành, như vậy sẽ nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành. Việc xây dựng nút giao này sẽ đồng bộ và mở rộng thêm tuyến cao tốc Long Thành lên 8 làn xe (giai đoạn 2).

kẹt xe tại An Phú TP.HCM
Tình trạng kẹt xe triền miên tại nút giao An Phú TP.HCM

Các dự án cơ sở hạ tầng và môi trường TP HCM

Bên cạnh đó, dự án xây dựng hạ tầng và cải thiện môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến 8.200 tỷ đồng. Trong đó, số tền xây dựng khoảng 6.400 tỷ đồng; bao gồm 718 tỷ đồng tiền đền bù mặt bằng, còn lại là chi phí dự phòng và các khoản phát sinh khác.

Đồng thời, cần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành khi sân bay Long Thành được xây dựng. Việc xây dựng nút giao cũng giúp đồng bộ với mở rộng tuyến cao tốc Long Thành lên 8 làm xe (giai đoạn 2) mà Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai.

Ngoài ra, dự án cải thiện môi trường và xây dựng hạ tầng kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên (kết nối TP HCM tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn). Đây là dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 8.200 tỷ đồng. Trong đó, số tền xây dựng khoảng 6.400 tỷ đồng; bao gồm 718 tỷ đồng tiền đền bù mặt bằng, còn lại chi phí dự phòng và các khoản phát sinh khác.

*Xem thêm: Quyết tâm tháng 6/2023 khởi công đường Vành đai 3 TP HCM qua địa phận tỉnh Long An

Công trình gồm các hạng mục bao gồm:

  • Xây bờ kè bê tông và đường dài gần 33 km dọc hai bờ kênh.
  • Nạo vét toàn tuyến kênh
  • Làm mới và sửa chữa các cống ngang đấu nối ra kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên
  • Xây 12 bến thuyền dọc kênh này
kênh tham lương
Kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên được đầu tư với vốn dự kiến lên đến 8.200 tỷ đồng

Dự án hạ tầng này được cho sẽ làm thay đổi bộ mặt đô thị, góp phần cải thiện đời sống, môi trường cho khoảng 2 triệu dân TP HCM.

Đặc biệt, dự án chú ý và đầu tư nào hạng mục thoát nước, chống ngập cho 7 quận, huyện như: quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Chánh. Hình thành tuyến giao thông thủy – bộ kết nối TP HCM với miền Tây và các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Đồng Nai (không đi qua trung tâm thành phố). Như vậy nhằm giảm tối thiểu tình trạng kẹt xe, phát triển du lịch và vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh thành lân cận khác nhanh chóng hơn.

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan