fbpx
sơ đồ đường Vành đai 4

Đường Vành đai 4 được đề xuất gom thành dự án lớn

Đường Vành đai 4 dài 200km đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố được đề xuất gộp thành 1-2 dự án giao thông lớn theo hợp đồng BOT, nhằm đồng bộ, dễ kêu gọi vốn đầu tư thay vì chia làm nhiều dự án nhỏ.

UBND TP.HCM đã đề xuất kế hoạch mới về dự án giao thông trọng điểm ở phía Nam tại buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương liên quan. Dự án đường Vành đai 4, được quy hoạch từ năm 2011 với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 105.000 tỷ đồng, đã được Chính phủ giao cho các địa phương có thẩm quyền triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, có các đoạn đi qua tỉnh Long An (dài hơn 78km), Bình Dương (47,5km), Đồng Nai (45,6km), Bà Rịa – Vũng Tàu (18,1km), và TP.HCM (khoảng 17,3km).

sơ đồ đường Vành đai 4
Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Bùi Xuân Cường, thông tin rằng dự án Vành đai 4 dự kiến sẽ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc chia nhỏ dự án thành nhiều phần sẽ khó thực hiện đồng bộ. Do đó, ông đề xuất gom nhóm thành 1-2 dự án lớn và ủy thác cho một địa phương để điều phối chung.

Phương án mới này giúp dễ dàng hơn trong việc kêu gọi đầu tư, thuận tiện vận hành, và thu phí hoàn vốn sau khi công trình hoàn thành. Theo kế hoạch, chi phí xây dựng tuyến chính dự kiến là hơn 47.000 tỷ đồng, với ngân sách tham gia khoảng 50% hoặc có thể cao hơn. Phần còn lại dự kiến sẽ được kêu gọi đầu tư, ước tính khoảng 25.000 tỷ đồng. Bồi thường và giải phóng mặt bằng có thể được phân chia theo từng tỉnh, thành phố để thực hiện một cách hiệu quả.

Theo nhận định của lãnh đạo TP.HCM, phương án triển khai dự án Vành đai 4 TP.HCM sẽ áp dụng mô hình tương tự như dự án Vành đai 4 Hà Nội. Đường Vành đai 4 Hà Nội, với chiều dài hơn 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, đã triển khai theo hình thức BOT, với tuyến chính là một dự án chung và việc giải phóng mặt bằng và xây dựng đường song hành được chia thành các dự án thành phần do các địa phương thực hiện.

Phối cảnh đường Vành đai 4 Hà Nội
Phối cảnh đường Vành đai 4 tại Hà Nội

Theo kế hoạch, quý I/2024 báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ được hoàn tất, làm cơ sở trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào năm 2025, hoàn thành sau 3 năm. Khi đưa vào khai thác, dự án đường Vành đai 3 giúp tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối các cao tốc, quốc lộ, sân bay… góp phần phát triển kinh tế vùng.

Tại khu vực TP.HCM được quy hoạch bao quanh bởi ba tuyến đường vành đai, giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông nội thành và gia tăng khả năng liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đường Vành đai 4, đường Vành đai 3 đi qua TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, dài hơn 76 km, đang được triển khai xây dựng. Riêng đường Vành đai 2 nằm trọn trong địa phận TP.HCM, dài 64 km, còn một số đoạn chuẩn bị được đầu tư khép kín.

>>> Xem thêm: Cập nhật tiến độ Vành đai 3 TP.HCM sau 7 tháng khởi công

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan