MỤC LỤC
Được ví như “Thiên đường nghỉ dưỡng của người miền Nam”, Hồ Tràm – khu vực ven biển tuyệt đẹp cách Sài Gòn chỉ khoảng 2 giờ lái xe không chỉ là nơi đang tập trung hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng hạng sang mà trong tương lai sự đột phá về hạ tầng hứa hẹn sẽ giúp BĐS nghỉ dưỡng Hồ Tràm “cất cánh”.
Hồ Tràm – “Thủ phủ” du lịch nghỉ dưỡng cao cấp phía Nam
Hồ Tràm không thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc,… nhưng đối với hàng chục triệu cư dân các tỉnh thành của Đông Nam Bộ không ai không biết đến cái tên Hồ Tràm. Nơi đây từ lâu đã được định vị là khu vực nghỉ dưỡng đẳng cấp của giới thượng lưu vùng Đông Nam Bộ với hàng loạt các resort, tiện ích hạng sang đang hiện hữu và lần lượt được hình thành trên cung đường nghỉ dưỡng “triệu đô”.


Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng khẳng định hấp lực của Hồ Tràm nằm ở vị trí đắc địa hàng đầu: Hồ Tràm là khu vực sở hữu bãi biển đẹp hiếm có nằm ngay sát cạnh Sài Gòn, cách Sài Gòn chỉ 2 giờ di chuyển, yếu tố này giúp Hồ Tràm luôn đảm bảo được lượng khách du lịch thường xuyên và đều đặn quanh năm. Và không khó để nhận thấy các resort Hồ Tràm luôn tấp nập xe khách, ô tô mang khách du lịch đến vui chơi, nghỉ dưỡng hàng tuần.
Chính vì tiềm năng, sự ổn định và sức hút dễ dàng nhận thấy ở Hồ Tràm, dọc cung đường ven biển chỉ khoảng hơn 10km là sự hiện diện của hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng từ các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước có thể kể đến như:
- Dự án Novaworld Hồ Tràm – đang mở bán (bàn giao 2020 – 2025)
- Dự án Hồ Tràm Complex – đang mở bán (bàn giao năm 2024)
- Dự án Angsana Residences – đang mở bán (bàn giao 2022 – 2024)
- Dự án Hyatt Regency – dự kiến bàn giao từ 2023
- Dự án Melia Hồ Tràm – đã bàn giao & đang hoạt động
- Dự án Vietsovpetro – đang hoạt động
- Dự án The Hamptons Plaza – đã bàn giao
- Dự án Coastar Estate – Bàn giao từ 2023
- Dự án Charm Resort – đang mở bán (bàn giao từ 2023)
- Dự án Le Palmier Hồ Tràm – đang mở bán, đã hoàn thiện & đang hoạt động
- Dự án Sanctuary Hồ Tràm – đã bàn giao từ 2021
- Dự án Carmelina Hồ Tràm – đã bàn giao & đang hoạt động
- Dự án Ixora Hồ Tràm by Fusion – đang mở bán (bàn giao 2021 – 2025)
- Dự án Lagoona Bình Châu – bàn giao từ 2023
- Dự án Venezia Beach – đang mở bán, bàn giao từ 2024
- …
Với nhu cầu nghỉ dưỡng thường xuyên cực kỳ lớn nhưng có thể thấy rằng hiện tại chỉ một lượng ít dự án được đưa vào khai thác tại khu vực Hồ Tràm, hạ tầng cũng còn nhiều bất cập để mang đến cho khách du lịch những kỳ nghỉ dưỡng thực sự trọn vẹn.
Giai đoạn 2023 – 2025, sự xuất hiện của nhiều dự án nghỉ dưỡng sẽ hoàn thiện chân dung về một cung đường nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất Đông Nam Bộ, thu hút lượng lớn du khách đến vui chơi, trải nghiệm, đồng thời cũng đặt ra một bài toán khó cho thị trường: Liệu hạ tầng có thể kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn để Hồ Tràm bứt phá trong 3 năm tới?
BĐS nghỉ dưỡng Hồ Tràm cất cánh cùng “sóng hạ tầng”






Để nói về tương lai của Hồ Tràm và vai trò then chốt của hạ tầng trong sự phát triển của “thiên đường nghỉ dưỡng” này, Quảng Ninh chính là bài học, là minh chứng rõ nét nhất. Xuất phát điểm là một tỉnh còn hạn chế về mọi mặt, chỉ trong chưa đầy 5 năm, Quảng Ninh vụt lên như một cực tăng trưởng mới của phương Bắc, được ví như “Việt Nam thu nhỏ” cùng tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 2 con số trong nhiều năm liền.
Thành tựu nổi bật đó đến từ chiến lược phát triển đúng đắn của tỉnh Quảng Ninh, quá trình đẩy mạnh xã hội hóa và xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thu thút nguồn vốn đầu tư từ khối tư nhân để phát triển. Dễ dàng nhận thấy, trong những năm qua, sự tham gia của những “sếu đầu đàn” như Vingroup, Sungroup,… đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt của tỉnh với hàng loạt các công trình mang tính biểu tượng từ du lịch, đến hạ tầng, đô thị,…


Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn chỉ sau 1 năm đưa vào khai thác đã nhận “cú đúp” giải thưởng “Sân bay mới hàng đầu châu Á” và “Sân bay mới hàng đầu thế giới” tại World Travel Awards. Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái vừa mới cắt băng khánh thành đã đưa một lượng khách du lịch kỷ lục đến Quảng Ninh chỉ trong 4 ngày nghỉ lễ 2.9.2022. Tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam đưa Móng Cái xuyên vịnh Hạ Long đã đưa thành phố vùng biên có được kỳ nghỉ lễ đặc biệt nhất lịch sử. Hệ thống hạ tầng từ cao tốc, sân bay, cảng biển,… đã tạo động lực quan trọng để ngành du lịch Quảng Ninh bứt phá mạnh mẽ trong thời gian qua.


Và Hồ Tràm – Thị trường du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng bậc nhất miền Nam cũng đang đứng trước cơ hội để “lột xác” tương tự. Hiện tại, Hồ Tràm đang dễ dàng kết nối với các thành phố lớn chỉ chưa đầy 3 giờ di chuyển thông qua các trục đường:
- QL51: 86 km, kết nối Biên Hòa – Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu
- Cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây: 59,7km, kết nối TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
Và trong tương lai sẽ có thêm:
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành: 57,8km kết nối các tỉnh Tây Nam Bộ – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (dự kiến hoàn thành 2025)
- Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: 53,7km, kết nối sân bay quốc tế Long Thành – Bà Rịa Vũng Tàu
- Sân Bay Quốc Tế Long Thành: Là sân bay quốc tế có quy mô lớn nhất Việt Nam, triển khai từ cuối năm 2020, hoàn thành GĐ1 vào năm 2025, 2040 sẽ hoàn thành toàn bộ. Dự kiến đón 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng/năm.
- Sân Bay Phan Thiết: Đã khởi công T4 năm 2021, dự kiến sẽ hoàn thiện và hoạt động vào năm 2025 và bàn giao tổng thể sân bay vào năm 2030
- Hệ thống cảng biển Quốc tế Thị Vải – Cái Mép: Xếp hạng thứ 19 trên thế giới, được kỳ vọng trở thành cảng lớn và tấp nập nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 20km


Như vậy, có thể thấy xét về vị trí khó có thị trường du lịch nào khác cạnh tranh được với Hồ Tràm. Nơi đây có sự đặt chân của các thương hiệu nghỉ dưỡng nổi tiếng, có bệ phóng vững chắc từ hạ tầng, có sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam, có cảng biển trong TOP lớn nhất thế giới.
Còn nếu xét về đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, Hồ Tràm đang là nơi phục vụ cho hàng chục triệu cư dân của trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam – chính là Đông Nam Bộ, tương lai sẽ mở rộng đến Tây Nam Bộ và cả khách du lịch quốc tế.
Dự kiến chính thức đi vào hoạt động đồng loạt vào năm 2025 – mốc thời gian hoàn thành giai đoạn 1 dự án “siêu sân bay” quốc tế Long Thành với công suất khai thác khoảng 25 triệu hành khách (GD1). Như vậy, chỉ trong vài năm nữa, Hồ Tràm sẽ như “hổ mọc thêm cánh” với sự kết nối của hàng loạt các tuyến cao tốc từ không chỉ Đông Nam Bộ mà còn cả Tây Nam Bộ. Với thời gian di chuyển được rút ngắn đáng kể, cư dân thành phố có thể thuận tiện nghỉ dưỡng tại Hồ Tràm bất kỳ lúc nào mà hoàn toàn không cần phải lên kế hoạch.


Đồng thời, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Hồ Tràm cũng hứa hẹn sẽ đón nhận lượng khách du lịch khổng lồ từ sự khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, đặc biệt là lượng khách có nhu cầu lưu trú ngắn hạn trước khi di chuyển đến các quốc gia khác, hoặc các buổi hội nghị, các cuộc họp, cuộc gặp gỡ trao đổi kinh doanh. Từ sân bay Long Thành thông qua tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, trong tương lai du khách chỉ phải mất khoảng 45 phút là đã có thể đặt chân đến vùng biển thơ mộng mang tên Hồ Tràm.
Đóng vai trò là trạm trung chuyển quốc tế, sân bay Long Thành không chỉ mang đến hàng triệu lượt khách quốc tế cho Hồ Tràm mà còn giúp định vị Hồ Tràm trở thành một thị trường BĐS nghỉ dưỡng đặc biệt hoàn toàn không giống với bất kỳ thị trường nào khác tại Việt Nam.
>>> Xem thêm: Vì sao Hồ Tràm là lựa chọn nghỉ dưỡng hàng đầu của giới thượng lưu?